Suối nóng Onsen ở Nhật Bản
Nằm bên cạnh sông Kurobe ở sâu trong dãy núi Alps của Nhật, Onsen xa nhất của Nhật phải mất 2 ngày để tới được. Nhật Bản là nơi có hơn 3000 suối nước nóng – nhưng một nơi thần kỳ đến mức những người muốn tới đó phải mất 4 ngày, đi và về, để được đắm mình trong đó.
Nằm bên cạnh dòng Sông Kurobe ở sâu trong dãy núi Alps Nhật Bản, suối nước nóng nhỏ màu xanh đục mà tôi chuẩn bị nhúng ngón chân vào là một việc cũng bình thường. Một số xô màu vàng được dùng như chỗ để đồ giặt, và quần áo được đặt trên những tảng đá gần đó. Đây không phải là trải nghiệm spa sang chảnh – nhưng đó chính là vẻ đẹp của riêng nó.
Trong hơn 1000 năm, suối nước nóng tự nhiên – được gọi là Onsen – là một phần thiết yếu của cuộc sống Nhật Bản, làm sạch cả cơ thể lẫn tâm hồn. Có hơn 3000 Onsen để lựa chọn ở Nhật Bản. Giàu khoáng chất và có nguồn gốc trực tiếp từ 25.000 suối nước nóng sôi lục bục bên dưới bề mặt quần đảo địa nhiệt, nơi tắm cho trải nghiệm tĩnh tại của cá nhân và cộng đồng, khi gia đình, bạn bè và hàng xóm trút bỏ quần áo và cùng nhau bước vào nước bốc hơi nóng. Từ các spa thông minh ở nội thành đến các hang động bên bờ đại dương, mỗi nơi tắm nước nóng Onsen Nhật có nét quyến rũ nhất định – nhưng một trong số đó ở một vị trí đặc biệt khác hẳn nơi khác.
Để ngâm mình trong nước phục hồi sức khỏe của Takamagahara, những người đi bộ phải đi 40 km xuyên qua rừng, dọc theo các con sông và qua các cao nguyên rất cao.
Được cho là nơi Onsen xa xôi nhất ở Nhật, Takamagahara (nghĩa là vùng đồng bằng cao của thiên đường) phải mất hai ngày mới tới được – một cuộc hành hương cho những người tắm cực đoan nhất. Để ngâm mình trong nước có tính phục hồi của nó ở công viên quốc gia Chubu-Sangaku, những người đi bộ và sùng Onsen phải đi vất vả 40km qua các rừng và dọc theo các con sông, leo các dốc cao và ngủ trong các túp lều biệt lập trên núi. Tuyến đi không dành cho người non kinh nghiệm: một chuyến thám hiểm thực sự, đòi hỏi sức chịu đựng về thể chất cũng như sự hiểu biết sâu sắc về khí hậu thất thường của miền núi.
Phần thưởng là một cụm nhà tắm khiêm tốn sâu trong một thung lũng nhiều đá. Mặc dù cảnh quan, khoáng chất và thiết kế là duy nhất đối với từng Onsen Nhật Bản, nhưng mỗi nơi đều có chung sự kết nối vô hình với thiên nhiên. Trong thế giới ngày càng đô thị hóa, không ngạc nhiên gì khi việc tắm ngoài trời, gọi là rotenburo, được tìm kiếm nhiều nhất, cho ta cái nhìn bao quát về bầu trời đầy sao và làn gió mát lạnh khi ngồi tựa trong nước giàu khoáng chất. Cách xa nền văn minh, được bao quanh bởi cây cối vùng núi và nghe róc rách nước chảy, nơi Takamagahara này là đỉnh cao của trải nghiệm tắm suối nóng ngoài trời rotenburo.
Điện thoại không có sóng dọc theo đường mòn và thời tiết thường xuyên thay đổi.
Trong khi một chuyến đi bộ đường dài 4 ngày có vẻ cực đoan, nhưng truyền thống hành hương của Nhật Bản có từ nhiều thế kỷ trước- một ví dụ hoàn hảo về hành trình ngang bằng với đích đến, nếu không vượt quá. Có một lần được các người hành hương thời Edo đến đây thăm, những ngọn núi xung quanh Takamagahara đã được thần thánh hóa và được coi là sự biểu hiện của kami, tức thần linh của Thần đạo của Nhật.
Tôi phải tự thú rằng mình một người thích tắm Onsen, và vì vậy đây không phải là chuyến đi tắm Onsen Nhật Bản đầu tiên, nhưng chắc chắn lần này là mãnh liệt nhất. Từ trải nghiệm Onsen đầu tiên của tôi ở giữa mùa đông ở Hokkaido, bị sa đà vào cuộc trò chuyện hàng giờ ngâm mình và thư giãn với bạn bè, tôi mê Onsen ngay. Năm năm sau, với cái nóng của mùa hè đang tan biến, một chuyến leo núi đường dài có vẻ như như sự giới thiệu hoàn hảo cho một mùa mới để đi tắm nước suối nóng. Tưởng tượng đến sườn núi xa xôi hoang dã không một bóng người – một sự tương phản nổi bật so với khu phố Tokyo sầm uất tôi ở – tôi bắt một chuyến tàu nhanh ban đêm đến Toyama và lên đường trên chuyến xe buýt đi uốn lượn 2 tiếng đến đầu tuyến đường mòn gần ngôi làng nhỏ Oritate vào sáng sớm hôm sau.
(Long Phạm FW)
Top 10 suối nước nóng Onsen đáng đến nhất ở Nhật Bản
(Video: BMC CHANNEL)